Chuyển đến nội dung chính

Sửa chữa, cải tạo nhà ở và 8 sai lầm mà ai cũng thường gặp

Việc sửa chữa cải tạo cho nhà ở chính là 1 cách tuyệt vời để cho ngôi nhà trở nên có giá trị, đáng sống hơn. Tuy nhiên bạn cũng biết đấy thì công việc này thì không phải lúc nào cũng sẽ thuận buồm xuôi gió. Mà chắc chắn sẽ có những trục trặc và 1 vài khó khăn.

Vì vậy cho nên, đừng nên bỏ qua những kiến thức và kinh nghiệm mà HOMEMAS sắp chia sẻ sau đây. Chúng sẽ cực kì hữu ích trong quá trình sửa chữa, cải tạo cho ngôi nhà của bạn đấy!



1. Chọn nhà thầu theo cảm tính


Đừng bao giờ lựa chọn những công ty hay là dịch vụ sửa nhà nào theo sở thích của bạn mà không có bất cứ một nghiên cứu nào. Mà thay vào đó, hãy nghiên cứu về họ hoặc là những dịch vụ tân trang nhà cửa mà bạn đang muốn hợp tác. Đồng thời kiểm tra chúng trên những diễn đàn, trang mạng xã hội, xem review, đánh giá v.v…

Đừng suy nghĩ sẽ lựa chọn các dịch vụ sửa nhà giá rẻ, cũng như là khả năng “chèo kéo” của họ. Hãy xem xét rằng giá cả sẽ đi kèm với dịch vụ sau đó là gì. Và hãy đảm bảo rằng bạn về nhà mới với 1 tâm trạng vui vẻ nhất.

2. Không đưa ra được thời gian sửa chữa cụ thể, chính xác

Trong suốt quá trình sửa chữa nhà hãy lưu ý đến thời gian và tiến độ giao, nhận nhà. Bằng cách đưa ra 1 lịch trình cụ thể với phía nhà thầu trước khi công việc sửa chữa được tiến hành.

Hãy chỉ ra những nhiệm vụ cần phải được thực hiện từ đầu cho đến cuối. Bao gồm cả việc phân chia công việc ai sẽ làm các công việc gì và ngân sách cho mỗi hạng mục sẽ là bao nhiêu. Đồng thời thì bạn cũng phải cần xây dựng được thêm thời gian cho sự chậm trễ. Bởi vì chúng sẽ có yếu tố khách quan mà bạn không thể lường trước được trong suốt quá trình thi công cải tạo nhà.

3. Đo sai kích thước

Việc đo đạc không chính xác có vẻ như chỉ là 1 sai lầm của 1 vài người mới vào nghề. Thế nhưng sai lầm này lại hay thường xuyên xảy ra hơn là bạn nghĩ. Sai lầm này cũng có thể gây ra nhiều tốn kém cũng như là ảnh hưởng tới thời gian sửa chữa mà bạn đã đưa ra trước đó.

4. Không để dành quỹ dự phòng phát sinh

Đừng mắc sai lầm khi nghĩ rằng sẽ không có gì sai sót xảy ra trong suốt quá trình sửa chữa cải tạo nhà. Bởi vì thực tế thì sẽ luôn có những trục trặc tiềm ẩn khiến cho chi phí ngoài dự kiến tăng lên.


Chính vì vậy hãy cố gắng chỉ định khoảng 20% ngân sách của bạn cho các trường hợp phát sinh. Nếu khônh thì bạn có thể sẽ phải sống trong 1 căn phòng chưa được hoàn chỉnh cho tới khi kiếm đủ tiền để hoàn thành các dự án.



5. Đập bỏ những bức tường có kết cấu chịu lực


Nếu như bạn đang có 1 kế hoạch dỡ bỏ những bức tường thì hãy nhớ rằng hầu hết chúng sẽ đều có những mục đích kết cấu riêng. Chính vì thế việc đập bỏ chúng mà không tìm kiếm những lời khuyên từ chuyên gia cũng có thể khiến cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Tốt nhất là bạn hãy nhờ đến sự tư vấn từ chuyên môn của 1 nhà kỹ sư kết cấu, hoặc là nhà thầu đáng tin cậy.

6. Vật liệu kiến trúc ở bên ngoài

Không gian ngoài trời cũng với vật liệu chất lượng tốt sẽ làm tăng khả năng chống chọi tốt và bền bỉ với thời tiết, thời gian. Mọi thứ cũng sẽ nhanh chóng bị phong hóa và bị xuống cấp nếu như bạn lựa chọn những dòng vật liệu và thiết kế không có đủ tốt.

7. Chi tiêu không cần thiết

Trước khi bạn bị cuốn đi với những tiện ích hoặc là những thiết kế sang chảnh thì hãy thử lùi lại và cân nhắc xem chúng có thật sự cần thiết không? Những bổ sung tốn kém này liệu có gây rắc rối về lâu dài?

Trừ khi bạn có 1 ngân sách không giới hạn thì hãy thử tìm những lựa chọn thay thế rẻ hơn. Ví dụ như  ốp mặt lavabo phòng tắm bằng các loại loại đá ốp lát như là dòng đá marble cực kì sang trọng này, hoặc có thể có một lựa chọn thay thế rẻ hơn bằng đá nhân tạo chẳng hạn!?

8. Chạy theo xu hướng

Xu hướng chỉ có thể tồn tại trong 1 thời gian nhất định. Việc thổi tung ngân sách của bạn vào từng căn phòng với những tính năng không thích hợp cũng có thể sẽ là 1 sai lầm trong quá trình thiết kế sửa chữa nhà cửa. Nhà bếp và cả phòng tắm đều là những căn phòng đáng để chi tiêu bởi vì chúng là những khoản đầu tư thiết thực.




Việc thiết kế cải tạo cho nhà ở là 1 dự án lớn mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều cần phải lên kế hoạch. Những sai lầm trên đã được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế, sẽ rất hữu ích để mà tham khảo trước khi đưa ra quyết định sửa chữa cải tạo hay là tân trang cho nhà cửa.

HOMEMAS - NHÀ PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN ĐÁ NHÂN TẠO LG HAUSYS (LX HAUSYS) HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM

▪ SHOWROOM MIỀN NAM: 129 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

▪ SHOWROOM MIỀN BẮC: Tầng 20, Tòa nhà TNR, 54A Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

▪ Hotline: 0966.096.568
▪ Website: https://homemas.com

▪ Youtube: https://www.youtube.com/homemas

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5 kinh nghiệm chọn đá ốp bàn bếp cực kì hữu ích cần biết

Không phải cứ chọn các dòng đá làm bàn bếp loại đắt tiền là tốt, loại rẻ là hàng kém chất lượng. Đá ốp bếp loại tốt không những đẹp, bền vững mà còn phải hòa hợp với tổng thể không gian, thích hợp với chi phí và điều kiện sử dụng thực tế của mọi công trình. Vì sao phải chọn đá để ốp bàn bếp? Ngoài việc lựa chọn những vật dụng, bài trí trong căn bếp, việc chọn đá ốp bếp cũng rất cần được chú trọng, đá ốp bàn bếp có nhiều vai trò và tác dụng lớn như là: Mang ý nghĩa trang trí, tăng thêm tính thẩm mỹ cho căn bếp. Tạo ra mặt phẳng, vững chắc để có thể giúp những thao tác nấu nướng dễ dàng hơn. Chống thấm nước, chống bám bẩn và hoàn toàn đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Giữ phần mặt bếp luôn được sạch sẽ, sáng bóng và rất dễ lau chùi. Trên thị trường hiện nay có tới cả ngàn mẫu đá ốp khác nhau chia thành 3 dòng chính đó là: đá granite, đá marble và đá solid surface nhân tạo. Vậy đá bàn bếp thì nên dùng loại nào? Làm thế nào để chọn đá làm bàn bếp thích hợp nhất cho gia đình của mình? Kinh ng

ĐỘ DÀY TIÊU CHUẨN CỦA ĐÁ NHÂN TẠO GỐC THẠCH ANH LÀ BAO NHIÊU???

Sản phẩm đá nhân tạo hiện tại rất được ưa chuộng và độ dày đá nhân tạo phổ biến nhất là 20mm và 30mm. Tùy vào nhu cầu, hạng mục sử dụng của khách hàng, các đơn vị thi công sẽ lựa chọn loại đá có độ dày phù hợp nhất cho công trình của mình. Sau đây là những thông tin chi tiết về  độ dày đá nhân tạo  mà HOMEMAS muốn chia sẻ tới quý khách hàng. 1. Độ dày tiêu chuẩn đá nhân tạo Dòng sản phẩm  đá nhân tạo gốc thạch anh  luôn được đánh giá cao bởi tích hợp hoàn hảo vẻ đẹp nguyên thủy của đá tự nhiên mà vẫn khắc phục hoàn hảo những hạn chế ngấm, thấm, dễ vỡ của loại đá này. Đá nhân tạo gốc thach anh có độ dày giống với đá tự nhiên với hai loại độ dày là 12mm, 20mm và 30mm, thường thấy trong các bộ sưu tập Classic, Musica,...của HOMEMAS 1.1. Độ dày đá nhân tạo 20mm Thông số kỹ thuật: Sản phẩm Độ dày đá nhân tạo Kích thước tiêu chuẩn (normal size) Kích thước khổ lớn (jumbo size) Đá nhân tạo 20mm 20mm (3/4”) 140cm x 300cm (119” x 56”) 160cm x 330cm (129" x 65")

Những dòng đá tự nhiên cho từng không gian sống của bạn

Đá không còn là một dòng vật liệu xa lạ đối với nội thất, ngoại thất của những công trình. Đá là một chất liệu tự nhiên đem lại một vẻ đẹp nguyên sơ nhất, đẳng cấp khác biệt. Với mỗi loại thì đều thích hợp với một không gian sử dụng riêng. Chính vì vậy HOMEMAS sẽ đưa tới cho bạn những tư vấn trong việc chọn những loại đá tự nhiên cho những không gian nội thất trong ngôi nhà. Đá Cẩm Thạch (Marble) Đá cẩm thạch là dòng đá biến chất từ đá vôi, với thành phần chủ yếu là canxit. Vân đá: đá marble thể hiện được vẻ đẹp rất riêng. Mỗi viên mang trong mình 1 vẻ đẹp độc đáo duy nhất. Chất vân tự nhiên trên từng phiến đá có lúc mềm mại như những nét chấm phá trong bức tranh thủy mặc, khi lại có 1 hình thù độc đáo, trừu tượng. Màu sắc: Màu sắc đa dạng, phong phú như là: trắng, đen, đỏ, xanh…. Chính vì vậy mà nét độc đáo này mà đá marble trở thành độc nhất thể hiện được sự sang trọng, độc đáo trong mỗi công trình của gia chủ. Độ bền vững: Về độ bền, đá cẩm thạch nằm trong số các loại vật liệu tự