Chuyển đến nội dung chính

Tự thiết kế và thi công nhà bếp - Những lỗi thường gặp

Không gian nhà bếp luôn có vai trò không kém phần quan trọng trong ngôi nhà bởi vì vậy gia chủ sẽ rất quan tâm, chú trọng tới việc thiết kế và thi công nhà bếp làm sao cho vừa đẹp lại vừa tiện lợi. Tuy nhiên thì vẫn có những lỗi thiết kế và thi công vẫn chưa hợp lý, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cũng như là thẩm mỹ của khu bếp.



1. Tam giác hoạt động trong nhà bếp không hợp lý

Có 3 khu vực trong bếp tạo thành 1 hình tam giác hoạt động và di chuyển của 1 người nội trợ bao gồm: Khu vực sơ chế để làm sạch thực phẩm (bồn rửa, vòi rửa); khu vực chế biến (nơi đặt bếp nấu, máy hút mùi) và cả khu vực lưu trữ (chạn bát, tủ lạnh, tủ đồ khô…)

Ba khu vực này sẽ tạo nên 1 tam giác hoạt động, nếu thiết kế đặt quá xa nhau sẽ mất thời gian di chuyển, nếu như quá gần lại khiến cho không gian nấu nướng chật hẹp. Bởi vì vậy khi thiết kế, làm sao bố trí cho khoảng cách ba khu vực trên được hợp lý nhất dựa vào diện tích cũng như là kết cấu phòng bếp.

2. Sử dụng vật liệu trong nhà bếp

Việc lựa chọn vật liệu trong nhà bếp sẽ rất quan trọng bởi vì đây chính là nơi thường xuyên va chạm và tiếp xúc với nước, tiềm ẩn những nguy cơ về mối mọt ẩm mốc.

Một căn bếp hoàn chỉnh cần phải đáp ứng 3 yếu tố: thẩm mỹ- công năng- độ bền. Trong đó, chất lượng của sản phẩm nội thất được quyết định bởi chất lượng dòng vật liệu đã tạo nên nó. Vì vậy khi lựa chọn vật liệu nội thất cần phải lưu ý chọn những dòng vật liệu có tuổi thọ cao, không bị giãn nở hay là co ngót mỗi khi thời tiết thay đổi. Hiện tại việc sử dụng các loại đá nhân tạo để làm đá ốp bàn bếp, tủ bếp hay làm đá nhân tạo ốp tường bếp,...đang rất được ưa chuộng nhờ vào tính chất bền vững, đa dạng về kiểu dáng mẫu mã đem lại tính thẩm mỹ hoàn hảo cho căn bếp của bạn.


3. Khoảng cách khu vực để mũi chân chưa hợp lý

Chi tiết này ít người để ý tới, tuy nhiên thì nó lại khá là quan trọng để tạo được sự thuận tiện cũng như là thoải mái cho những người phải thường xuyên hoạt động tại khu vực bếp. Khoảng cách tốt nhất đó là cánh tủ bếp cách mặt sàn 80-100 mm và sâu vào trong 50-70 mm.

4. Sử dụng không hiệu quả góc chết của tủ bếp

Thông thường thì cấu trúc của 1 hệ tủ bếp sẽ theo những hình dạng: hình chữ I, L hoặc là chữ U. Với gian bếp chữ L có 1 góc chết, chữ U sẽ có 2 góc hoặc một góc chết tùy thuộc vào cách bày trí. Những góc tủ bếp sẽ thường khó sử dụng bởi xa tầm với.

Chính vì vậy, nên sử dụng các phụ kiện xoay góc hoặc là bản lề ray kéo vuông góc tủ bếp để đạt được hiệu quả tối đa nhất trong việc sử dụng. Ví dụ chúng ta có thể sử dụng giá liên hoàn, được thiết kế để giúp dễ dàng mở tủ và trình những đồ dụng bếp chứa bên trong góc tủ bếp ra ngoài. Ngoài ra cũng có thể sử dụng mâm xoay phụ kiện, 1 thiết kế tối giản dùng đựng những vật dụng như nồi, chảo, xoong, chén, bát..  để giúp việc mở cánh tủ được trở nên dễ dàng và êm ái hơn.

5. Thiếu ánh sáng

Có nhiều người lắp đèn nhà bếp bị sai vị trí. Điều này nó không chỉ khiến cho không gian thiếu những vị trí chiếu sáng cần thiết mà còn không tạo được điểm nhấn tốt nhất. Ánh sáng từ trên trần sẽ luôn bị khuất bởi tủ bếp trên. Giải pháp đúng chính là lắp đèn led dây, led thanh ở ngay dưới tủ bếp trên. Nên sử dụng ánh sáng đèn led có 1 độ phát sáng vừa đủ, kết hợp cùng với hai nguồn sáng vàng và trắng để có môi trường ánh sáng dễ chịu nhất.



6. Bố trí sai vị trí hoặc là thiếu ổ cắm điện

Cần phải định hình trước những thiết bị điện sẽ được sử dụng trong nhà bếp thì dễ dàng bố trí số lượng ổ cắm hợp lý. Nên hãy ghi nhớ, ổ cắm điện trong bếp sẽ cách sàn 130 cm và cách bếp nấu ít nhất 50 cm.

Nên lắp 1 ổ cắm ở gần máy hút mùi và bếp, 2 ổ dưới bồn rửa chén để mà lắp máy lọc nước và thiết bị khác. Ở vị trí lò vi sóng, lò nướng… cũng cần phải có 2 ổ cắm nữa. Vị trí tủ lạnh, cũng nên bố trí ổ cắm ở phía sau. Khu vực bàn ăn cũng cần có 2 ổ cắm để cắm nồi điện, quạt, bếp từ ăn lẩu… Khu vực cắm nồi cơm, ấm đun nước hay máy xay sinh tổ nên lắp bộ ổ điện gồm 4-5 lỗ.

7. Nguyên tắc xử lý hệ thống nước thải trong nhà bếp 


Khi đi đường ống nước trong nhà bếp, cũng phải tuân thủ 1 số nguyên tắc sau:

– Tuyệt đối không được nối chữ T và X mỗi khi lắp đặt nối đường ống hệ thống nước thải.

– Hạn chế tối đa việc sử dụng các mối nối phức tạp, đặc biệt là cho đường ống nằm ngang.

– Không được sử dụng “cút góc” (phụ kiện được sử dụng đấu nối đường ống tại những điểm đường ống đi theo các góc 90 độ) mà dùng “chếch góc” (phụ kiện ống sử dụng kết nối với đường ống thiết kế với góc nghiêng 45 độ)

– Mỗi thiết bị máy móc cần phải có bẫy nước ngăn mùi, được dùng để ngăn chặn được sự xâm nhập của mùi khó chịu từ hệ thống thoát nước. Cần lưu ý hệ thống rọ lọc tách mỡ ở khu vực chậu rửa tránh việc xả thẳng vào đường thoát, bởi vì mỡ sẽ bám vào thành ống, lâu ngày làm tắc ống thoát.




HOMEMAS - NHÀ PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN ĐÁ NHÂN TẠO LG HAUSYS (LX HAUSYS) HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM

▪ SHOWROOM MIỀN NAM: 129 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

▪ SHOWROOM MIỀN BẮC: Tầng 20, Tòa nhà TNR, 54A Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

▪ Hotline: 0966.096.568
▪ Website: https://homemas.com

▪ Youtube: https://www.youtube.com/homemas

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ĐỘ DÀY TIÊU CHUẨN CỦA ĐÁ NHÂN TẠO GỐC THẠCH ANH LÀ BAO NHIÊU???

Sản phẩm đá nhân tạo hiện tại rất được ưa chuộng và độ dày đá nhân tạo phổ biến nhất là 20mm và 30mm. Tùy vào nhu cầu, hạng mục sử dụng của khách hàng, các đơn vị thi công sẽ lựa chọn loại đá có độ dày phù hợp nhất cho công trình của mình. Sau đây là những thông tin chi tiết về  độ dày đá nhân tạo  mà HOMEMAS muốn chia sẻ tới quý khách hàng. 1. Độ dày tiêu chuẩn đá nhân tạo Dòng sản phẩm  đá nhân tạo gốc thạch anh  luôn được đánh giá cao bởi tích hợp hoàn hảo vẻ đẹp nguyên thủy của đá tự nhiên mà vẫn khắc phục hoàn hảo những hạn chế ngấm, thấm, dễ vỡ của loại đá này. Đá nhân tạo gốc thach anh có độ dày giống với đá tự nhiên với hai loại độ dày là 12mm, 20mm và 30mm, thường thấy trong các bộ sưu tập Classic, Musica,...của HOMEMAS 1.1. Độ dày đá nhân tạo 20mm Thông số kỹ thuật: Sản phẩm Độ dày đá nhân tạo Kích thước tiêu chuẩn (normal size) Kích thước khổ lớn (jumbo size) Đá nhân tạo 20mm 20mm (3/4”) 140cm x 300cm (119” x 56”) 160cm x 330cm (129" x 65")

Ý tưởng thiết kế bếp đẹp, gọn, dễ lau chùi cho căn hộ chung cư

Các hộ gia đình trẻ ngày nay đầu tư khá là kỹ lưỡng, công phu cho căn bếp của mình, từ thiết kế cho đến chọn lựa các thiết bị, để không chỉ mang đến sự thoải mái, tiện lợi mà nó còn phải có tính thẩm mỹ cao dành cho không gian sống. Sau đây là 1 số gợi ý thiết kế bếp dành chung cư đẹp, gọn với chi phí thấp mà bạn có thể tham khảo để có thể sở hữu 1 tổ ấm như ý. Những căn hộ thường có diện tích khiêm tốn, đôi khi được đặt liền với phòng khách, khiến cho việc thiết kế nội thất bếp tiện cần phải được chú ý đặc biệt để tạo ra 1 không gian tiện nghi, rộng thoáng và gọn gàng. Hiện nay, những căn hộ chung cư chính là 1 sự lựa chọn ưa chuộng của rất nhiều người sinh sống ở thành phố, đặc biệt là đối với người mua trẻ, các hộ gia đình trẻ… Tuy nhiên, những căn hộ này sẽ thường có diện tích trung bình hoặc là nhỏ, lại đặt liền với phòng khách để tăng thêm cảm giác rộng rãi, khiến cho việc thiết kế bếp chung cư được tiện nghi, gọn gàng trở nên “vất vả” hơn. Chưa kể là các gia đình trẻ ngày nay đầ

Những nguyên tắc thiết kế nội thất chung cư phải biết để có một tổ ấm như ý

Bên cạnh việc thiết kế nội thất theo sở thích, bạn cũng cần phải đảm bảo tất cả vật dụng được bày trí trong nhà phải an toàn cho người sử dụng, đặc biệt là đối với những gia đình có người già, trẻ nhỏ. Vị trí đặt đồ nội thất cũng không được phạm phải những điều tối kỵ trong phong thủy nhà ở. Dù căn hộ chung cư của bạn sở hữu có diện tích lớn hay là nhỏ, khi thiết kế nội thất, bạn cần phải đảm bảo tuân thủ được những tiêu chí sau nhằm tạo được không gian sống thoải mái cho cả gia đình. Hiện nay, thay vì xây các kiểu nhà tầng, nhiều gia đình đã chuyển hướng sang căn hộ chung cư bởi vì tính kinh tế và tiện nghi của chúng. Tuy nhiên thì nhà chung cư sẽ khiến cho bạn gặp khó khăn trong việc thiết kế nội thất, sắp xếp đồ dùng theo sở thích mà vẫn có thể đảm bảo được không gian sống thoải mái, thoáng đãng. Sau đây là 5 nguyên tắc thiết kế nội thất cho chung cư mà bạn có thể tham khảo qua. 1. Lựa chọn kích thước của nội thất thích hợp với diện tích căn hộ Bạn không thể nào cố “nhồi nhét” các m